Làm sao để hoa Mai nở đúng vào những ngày Tết Nguyên Đán? Đó vẫn luôn là vấn đề muôn thuở của những người chơi hoa Mai. Cây hoa Mai là loài hoa Tết từ lâu đã giữ vị trí quan trọng trong mỗi gia đình miền Nam mỗi khi Xuân về Tết đến. Như vậy, làm cách nào để có được một cây hoa Mai đẹp đúng vào dịp Tết? Cách chăm sóc để cây Mai vàng ra hoa đúng dịp Tết là điều mà nhiều người quan tâm, nhất là trong thời điểm cuối năm.
Những điều cần lưu ý khi chăm sóc hoa Mai bao gồm: xác định nguyên nhân, cách xiết nước, ngày lặt lá, lảy lá cho cây Mai, các loại phân bón, để thúc Mai nở hoa sớm hay không cho Mai nở hoa sớm.
Hoa Mai nở sớm do các nguyên nhân :
Nguyên nhân ngập nước :
Nếu như vườn Mai của bạn ở khu vực nước ứ đọng hoặc hay bị ngập nước thì do cây Mai bị ngập nước lâu ngày dễ dẫn đến rễ bị thối, tầng lông hút bị hư hại nhiều, làm lá Mai chuyển từ xanh sang vàng, lá rụng, Mai nở sớm và một số cây Mai bị chết dần.
Các phương pháp giải quyết như sau:
- Đặt chậu Mai ở một vị trí cao hơn, cách ly với vùng bị ngập, úng.
- Chậu cây cần thoáng khí, có lỗ thoát nước, tránh tình trạng nước ứ đọng gây thối rễ.
- Sử dụng các phương pháp kích thích ra rễ như: bón phân, phun thuốc kích thích ra rễ (N3M, Atonik...) để phục hồi bộ rễ cho cây.
Ngoài ra còn có Pisonix, HVP...là các loại phân bón lá thông dụng. Với liều lượng khoảng nửa tháng một lần có thể giúp cây giảm sự chuyển màu vàng úa của lá, đồng thời tăng cường dinh dưỡng cho cây Mai.
Nguyên nhân thời tiết :
- Hậu quả của việc mùa mưa kéo dài và ngắt quãng. Buổi trưa nắng gắt, buổi chiều lại mưa lớn, biên độ nhiệt trong ngày cao, có những ngày mưa liên tục liền kề những ngày khô hạn, làm khả năng tích lũy dinh dưỡng của cây Mai diễn ra nhanh.
Xem thêm cách trồng mai vàng vào chậu đơn giản nhất
Nụ Mai, lá Mai trưởng thành và già sớm hơn bình thường, cây Mai bị nở sớm rải rác từ tháng Chín âm lịch đến nay.
I. PHƯƠNG PHÁP GIÚP MAI KHÔNG NỞ SỚM.
- Đối với cây Mai, nhiệt độ từ 25 đến 30 độ là khoảng nhiệt tối ưu cho cây phát triển một cách tốt nhất.
- Nếu nhiệt độ cao, nắng nóng sẽ làm cây Mai ra hoa sớm. Ngược lại, nhiệt độ thấp, trời lạnh sẽ khiến Mai nở muộn.
Dưới đây là cách hãm cho Mai nở hoa muộn khi gặp trường hợp Mai bị nở hoa sớm, không đúng dịp Tết.
1. Vị trí đặt cây hoa Mai.
- Đối với những cây Mai có dấu hiệu nở sớm, cần đưa cây vào chỗ mát, tránh nơi có nhiều ánh sáng (đặt nơi râm mát trong khu vườn, dưới mái hiên hoặc được che chắn bằng nhà lưới...).
- Khi chưng Mai trong nhà cần lưu ý.
+ Nên đặt chậu Mai ở nơi thoáng gió. Nhưng tuyệt đối không đặt chậu trước quạt máy, máy điều hòa sẽ làm cây Mai khô héo không nở hoa được.
+ Nếu cây Mai chưng trong bình, cần phải thường xuyên cưa cắt cành nhánh vào buổi sáng, thui gốc Mai để cây có thể giữ nhựa. Nên bỏ vào lọ hoa đang chưng một viên Aspirine để giữ cây hoa Mai lâu tàn, hoặc cũng có thể thay nước nhiều lần.
Tìm hiểu thêm Mua mai vàng con, giống mai vàng ở đâu?
2. Phương pháp bón phân không cho Mai nở sớm.
- Các loại phân bón lá thông dụng như: Pisonix, HVP... Ta sử dụng với liều lượng khoảng nửa tháng một lần có thể giúp cây giảm sự chuyển màu vàng úa của lá, ngăn việc Mai nở hoa sớm, đồng thời tăng cường dinh dưỡng cho cây Mai.
- Ngoài ra có thể dùng phân bón vô cơ DAP (N,P,K 18:46:0 ) cứ nửa tháng bón một lần, liều lượng tùy thuộc chậu lớn hay nhỏ, có thể từ nửa thìa cà phê cho đến 2 thìa canh.
Cây Mai có thể nở từ 20 đến 30% số nụ, nhưng khi tược lá phát triển được 12 - 22 cm, những nụ Mai còn lại sẽ không nở tiếp cho đến khi lặt lá. Đặc biệt trong giai đoạn này ban không nên cắt, tỉa, uốn cành lá Mai.
- Khi ra cây lá nhanh thì cây Mai sẽ ra hoa chậm lại khoảng vài ngày, do đó có thể dùng Urê với nồng độ 1 gram/lít để kích thích cho cây ra lá. Sau này có thể tỉa bớt các lá non đó đi.
3. Nước tưới.
- Phương pháp tưới nước đóng vai trò rất quan trọng trong cách chăm sóc cây Mai, nếu bị thiếu nước thì Mai sẽ rụng lá và dễ cho ra hoa sớm.
- Đối với trường hợp cây Mai đã bung vỏ trấu trước ngày 23 tháng Chạp, cần áp dụng các phương pháp xử lý để kìm hãm sự nở hoa của cây bằng cách đặt cây Mai nơi râm mát, thoáng gió, trùm vải đen lên cây, tưới cây lúc chiều tối để cây Mai lạnh, ra hoa chậm.
Lưu ý tưới đẫm, nhưng tránh để nước đọng gây úng rễ. Có thể áp dụng cách làm đứt 1 số rễ cám để kích thích Mai ra hoa đúng Tết bằng cách đào nhẹ quanh gốc cây.
- Nếu nụ vừa lớn, lá Mai đã già nhưng vẫn còn hơi xanh, khi còn khoảng hơn một tháng trước Tết, là lý tưởng. Lúc đó chỉ cần giữ cho lá Mai đừng vàng úa hoặc rụng sớm; tưới bình thường vào sáng hoặc chiều mát; đợi tới 15 tháng Chạp mới lặt lá, và tuyệt đối không nên tưới thúc thêm phân.
Xem thêm Cách chăm sóc mai vàng tháng 8al
4. Lặ
t lá và tỉa nụ hoa Mai.
Thời điểm lặt lá để Mai nở đúng dịp Tết
- Ngày lặt lá là khá quan trọng: cây Mai 5 cánh cần phải lặt lá trước dịp Tết khoảng 15 ngày. Còn đối với cây Mai ra hoa từ 8 - 10 cánh cần lặt lá trước 16 - 17 ngày trước Tết nếu muốn hoa nở đúng đêm giao thừa.
- Thời điểm lặt lá Mai cũng tùy theo vùng khí hậu mà cây Mai sinh sống. Ví dụ ở Trung Bộ, phải lặt lá Mai trước Tết khoảng 1 tháng, ở khu vực Bắc Bộ phải lặt lá Mai sớm hơn.
Còn ở khu vực Nam Bộ, thông thường người chơi Mai sẽ chuẩn bị lặt lá Mai vào khoảng 15 ngày trước Tết đối với loại Mai vàng 5 cánh.
Còn đối với loại Mai Huỳnh Tỷ thì chúng ta có thể lặt lá sớm hơn từ 5 - 6 ngày.
- Ngoài ra người chơi Mai cần quan sát nụ Mai để có thời điểm lặt lá thích hợp. Cách quan sát nụ Mai đòi hỏi người chơi Mai phải có kinh nghiệm, ví dụ như: khi quan sát thấy tất cả nụ Mai mới nhú bằng hạt gạo hoặc hơn một chút thì cần phải lặt lá Mai trước 15 tháng Chạp vài ngày.
Kỹ thuật quan sát nụ hoa Mai và lặt lá hoa Mai nở đúng ngày Tết
- Nếu nụ Mai lớn bằng hạt đậu thì có thể lặt lá cho cây vào đúng ngày 15 tháng Chạp. Trường hợp nụ hoa đã lớn, vỏ ngoài căng bóng thì lặt lá Mai phải dời lại sau ngày 15 tháng Chạp (có thể dời thời điểm lặt lá lại khoảng 3 ngày hoặc trễ hơn).
- Thời điểm lặt lá Mai còn tùy vào độ ẩm của chậu trồng. Nếu chậu mỏng, độ thông thoáng tốt thì lặt lá trễ, còn đối với chậu dày, có độ ẩm cao thì cần phải lặt lá sớm.
Khi lặt lá Mai phải lặt hết toàn bộ lá, và đợi khi nhựa cây khô rồi ta mới nên tưới nước (khoảng từ 1 - 2 ngày)
- Thông thường khi những nụ hoa trưởng thành bắt đầu hé bung vỏ trấu vào khoảng độ 24 Âm lịch thì cây Mai sẽ cho ra hoa vào đúng ngày 30 Tết.
Nụ hoa Mai đã bắt đầu hé nở
- Đối với những cành nhánh có những nụ hoa đã lớn rồi. Ta sẽ cắt bớt nụ đi. Ví dụ: một cành có 5 nụ Mai, chúng ta sẽ cắt từ 3 - 4 nụ, sau đó thì những cành ấy sẽ cho ra những nụ mới. Đối với trường hợp đã có 5 hoa Mai đã nở sớm và hoa to rồi thì cắt 3 bông để lại 1 - 2 bông, sẽ mọc thêm các búp non từ cuống hoa.
II. PHƯƠNG PHÁP CHO MAI RA HOA SỚM
- Muốn thúc cho cây Mai ra hoa sớm, ta không nên tưới vào sáng sớm cũng như chiều tối. Thay vào đó cây cần phải được phơi nắng và tuới nước vào giữa trưa.
Nếu gần dịp Tết mà nụ Mai vẫn chưa có hiện tượng bung vỏ lụa, ta nên áp dụng phương pháp tưới cây bằng nước ấm (khoảng 38 độ C) hoặc tăng cường thắp bóng đèn dây tóc (bóng đèn tròn) vào buổi đêm ở khu vực trồng Mai. Như vậy Mai có thể nở đúng vào ngày Tết.
Vườn hoa Mai nở đúng dịp Tết
Ngoài ra ta có thể áp dụng các phương pháp dưới đây để thúc cho Mai nở hoa sớm:
+ Bón thúc phân NPK với hàm lượng N,P,K lần lượt là 15:30:15 hoặc NPK hàm lượng 6:30:30 để kích thích ra hoa.
Liều lượng như sau: cứ 10 gram pha với 8 lít nước, tưới mỗi tuần 1 lần, áp dụng khi quan sát thấy lá cây còn rất xanh, nụ hoa còn nhỏ.
+ Đặt nước đá lên mặt đất gần gốc cây cũng là một phương pháp rẻ tiền và đem lại hiệu quả.
Chúc các bạn áp dụng thành công những phương pháp trên để có một cây Mai đẹp và ra hoa đúng dịp năm mới như mong muốn.